Nhảy đến nội dung
Chế độ ban đêm In trang Xuất PDF Đọc nội dung
-A A +A

Trương Vĩnh Ký là người yêu nước, nhưng là nước nào?

          Thời gian gần đây, trên mạng xã hội Facebook xuất hiện hình ảnh trang sách số 18, mục Kể chuyện của Sách Giáo khoa Tiếng Việt lớp 5, tập 1 (tái bản lần thứ mười bảy) do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành. Trong đó phần đề bài có nêu “Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc về một anh hùng, danh nhân nước ta”, tại phần gợi ý trả lời của sách có đề cập đến cái tên “Trương Vĩnh Ký” cùng với các nhà chính trị, nhà hoạt động văn hóa khác như: Tô Hiến Thành, Chu Văn An, Hải Thượng Lãn Ông, Cao Bá Quát… Việc đề cập đến nhân vật này trong Sách Giáo khoa lập tức gây nên sự giận dữ, bất bình của nhiều người sử dụng mạng xã hội và nhiều tướng lĩnh nghỉ hưu, trí thức trưởng thành trong quân đội. Vậy, Trương Vĩnh Ký là ai, liệu có “xứng danh” khi xếp ngang hàng với các nhân vật nêu trên hay không?

Phần nội dung trong Sách Giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 có đề cập đến

 Trương Vĩnh Ký. Nguồn: Mạng xã hội Facebook.

 

Petrus Trương Vĩnh Ký (1837-1889), tên hồi nhỏ làTrương Chánh Ký, sau này đổi tên đệm thànhTrương Vĩnh Ký, hiệu Sĩ Tải; là một nhà báo, nhà ngôn ngữ, một quan chức cao cấp trong chế độ cai trị thuộc địa Việt Nam của chính phủ thực dân Pháp trong thế kỷ XIX. Bên cạnh tài năng về ngôn ngữ, báo chí, ngay từ lúc còn sống, ông bị triều đình Huế khinh bỉ vì làm “tay trong” cho Pháp trong quá trình từng bước biến Việt Nam thành thuộc địa hoàn toàn. Cuối đời, ông cũng bị Chính phủ Pháp bỏ rơi vì không còn giá trị lợi dụng. Những đóng góp quan trọng giúp Trương Vĩnh Ký nhận được nhiều huân chương khen thưởng của Chính phủ Pháp chính là công trạng giúp Pháp đàn áp phong trào Cần Vương, đánh chiếm Bắc Kỳ, tích cực và ra mặt ủng hộ chính sách “đồng hóa” của thực dân Pháp. Ngay từ khi Trương Vĩnh Ký còn sống, dân gian đã xếp ông vào hàng ngũ “đại gian thần” cam tâm làm tay sai cho giặc, “chung mâm” với Hoàng Cao Khải, Lê Hoan...

 

 

Hình ảnh chân dung Trương Vĩnh Ký. Nguồn: Internet

 

Có nhiều nhân vật lịch sử, lúc đầu bị hiểu nhầm, sau này khoa học lịch sử đã tìm ra những bằng chứng xác đáng để minh rõ công - tội của họ. Nhưng Trương Vĩnh Ký, từ khi ông còn sống cho đến hôm nay, cái nhìn xuyên suốt và nhất quán, cả trong dân gian và các nhà sử học đều cho rằng ông là người có tội với đất nước, thực sự là tay sai cho thực dân Pháp. Việc một vài nhà sử học cố tình tuyên truyền ông ta “yêu nước của mình” là hành động “viết lại lịch sử”, một thứ cơ hội đã bị phê phán từ lâu. Nếu cứ lấy lý do “vì thực dân Pháp quá mạnh” nên Trương Vĩnh Ký đành “hùa theo” dù ông vẫn yêu nước, thì Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống... và rất nhiều kẻ tay sai bán nước khác cũng có quyền nhận rằng, chúng là người yêu nước và “yêu nước theo cách riêng”.

Trương Vĩnh Ký là người yêu nước, thậm chí có thể gọi ông ta là nhà văn hóa dân tộc vì “có công” trong phát triển Tiếng Việt (?). Nên nhớ, Trương Vĩnh Ký làm báo tiếng Việt là để kiếm tiền từ chính phủ bảo hộ Pháp, với mục đích tuyên truyền cho chính sách khai thác thuộc địa của Pháp. Tất nhiên, công việc này của ông ta đã vô tình góp phần vào việc phát triển chữ Quốc ngữ. Việc này tương tự như việc tên trộm chui vào nhà bạn, khi bỏ chạy đã vô tình bỏ lại một con dao quý. Bạn sử dụng con dao đó thấy rất tiện lợi, nhưng không vì thế mà bạn nghĩ rằng, tên trộm đó “yêu quý” bạn.

Tóm tại dù ai cố tình tô son điểm phấn cho ông Trương Vĩnh Ký thì cũng khó lòng tẩy xóa ít nhất ba tội phục vụ cho thực dân Pháp và làm hại cho Tổ quốc Việt Nam, bao gồm: (1) Viết thư tay (tháng 3.1859) kêu gọi thực dân Pháp đánh chiếm nước ta; (2) Trong bài Tường trình chuyến Thực dân Pháp sai đi Bắc, (Ất hợi, 1876)  chính họ Trương đã cố vấn cho Pháp nên lèo lái triều đình bù nhìn vua Đồng Khánh như thế nào, và tại sao nên đánh chiếm Bắc Kỳ sớm; (3) Chính Trương Vĩnh Ký (ngày 12.1.1882) chứ không phải người nào khác đã cho biết, ông soạn và xuất bản “các tác phẩm là nhằm mục đích giúp Pháp biến đổi và đồng hóa dân tộc An Nam”. 

Cả đàn sói chồm lên, c.ắn vào lịch sử

Cào chiến công, xé cả x.ác anh hùng

Ôi! nỗi đau này là nỗi đau chung

Lương tâm hỡi, lẽ nào ta t.ự s.át?

...

(Trích "Chân lý vẫn xanh tươi" của Tố Hữu)

 

Tác giả: Triệu Trung Hiếu