Ban Đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Lạng Sơn Kiểm tra việc thực hiện tín dụng chính sách tại huyện Tràng Định
Thực hiện quy chế hoạt động của Ban đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) các cấp, ngày 17/5/2023 Đoàn kiểm tra giám sát số 5 của Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh Lạng Sơn do đồng chí Phạm Hùng Trường, Tỉnh ủy viên, Chánh văn phòng UBND tỉnh Lạng Sơn làm Trưởng đoàn thực hiện kiểm tra việc triển khai thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác tại huyện Tràng Định và xã Tân Tiến.
|
|
(Đoàn đã đi kiểm tra 08 hộ gia đình tại thôn Áng Mò và thôn Pò Kiền xã Tân Tiến đang vay vốn tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện)
Trong thời gian qua, Phòng giao dịch NHCSXH huyện luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Huyện uỷ, HĐND, UBND, Ban đại diện HĐQT huyện, sự phối hợp chặt chẽ của các phòng, ban, các tổ chức Hội nhận ủy thác. Nguồn vốn tín dụng ưu đãi của NHCSXH được đầu tư đúng đối tượng thụ hưởng, qua đó góp phần giúp người nghèo và các đối tượng chính sách khác có vốn đầu tư, trồng rừng, chăn nuôi, xây dựng nhà ở, các công trình nước sạch, vệ sinh, mua sắm vật tư nông nghiệp phát triển ngành nghề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Người nghèo có vốn làm ăn, có việc làm, từng bước vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng. Trong năm 2022 và 4 tháng đầu năm 2023 có 2.848 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn, với số tiền 149.321 triệu đồng. Nguồn vốn cho vay của NHCSXH tiếp tục góp phần tích cực, có hiệu quả vào mục tiêu phát triển kinh tế, giảm nghèo, an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
|
|
(Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện và UBND xã Tân Tiến
báo cáo tại buổi làm việc)
Đối với xã Tân Tiến, tổng dư nợ các chương trình tín dụng đạt 26.082 triệu đồng với 10 Tổ TK&VV và 417 hộ gia đình đang vay vốn tại NHCSXH huyện. Trong năm 2022 và 05 tháng đầu năm 2023 hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn luôn ổn định, việc quản lý, chỉ đạo thực hiện tín dụng chính sách trên địa bàn được thực hiện có chất lượng, hiệu quả. Nguồn vốn vay đã giúp người dân trên địa bàn đầu tư, phát triển trồng rừng, chăn nuôi, sản xuất kinh doanh, xây dựng nhà ở, các công trình nước sạch, vệ sinh môi trường...các hộ từng bước giảm nghèo bền vững và phát triển đi lên.