A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Mô hình trồng dâu, nuôi tằm mang lại hiệu quả kinh tế ở xã Quốc Việt

Những năm gần đây, phong trào thi đua phát triển kinh tế, xóa nghèo bền vững đã và đang được nhiều chị em phụ nữ quan tâm, chú trọng. Trong đó, tiêu biểu là phong trào trồng dâu nuôi tằm ở xã Quốc Việt bước đầu đã mang lại thu nhập cao hơn so với các cây trồng truyền thống. Từ mô hình này đã thu hút 30 chị em phụ nữ xã Quốc Việt và các xã vùng lân cận tham gia nhân rộng mô hình.

Mô hình nuôi tằm của gia đình chị Nông Thị Ly, thôn Nà Lình, xã Quốc Việt, Tràng Định đang dùng máy để thu hoạch Kén

Với đặc thù, Quốc Việt là xã vùng 2, nằm cách trung tâm huyện Tràng Định khoảng 20 ki lô mét. Đời sống của người dân nơi đây chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp trồng trọt và chăn nuôi là chính. Từ những khó khăn, trở ngại đó, nhiều người dân đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng song hiệu quả kinh tế thấp. Nhận thấy nghề trồng dâu, nuôi tằm vừa phù hợp với đồng đất, vừa phù hợp với sức lao động mà vẫn mang lại thu nhập cao. Người tiên phong đi đầu phải kể đến chị Nông Thị Ly, Ở thôn Nà Lình, xã Quốc Việt. Thông qua việc tìm tòi, học hỏi trên các trang mạng xã hội, chị Ly đã mạnh dạn vận động 1 số chị em đăng ký đi học tập kinh nghiệm mô hình trồng dâu nuôi tằm tại Yên Bái để về áp dụng chăn nuôi tại địa phương.

 Chị Nông Thị Ly, thôn Nà Lình, xã Quốc Việt, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn cho biết: “Nuôi con tằm vòng đời của nó rất ngắn chỉ ăn trong vòng 9 ngày tính từ lúc xuất tằm giống cho dân, xong vào kén khoảng 5 đến 7 ngày có thể thu kém để bán. Một năm có thể nuôi được 8 tháng, mỗi tháng nuôi được hai lứa, trong một năm trên 3 sào dâu có thể thu hoạch được khoảng 35 triệu đồng, tôi thấy nuôi tằm mang hiệu quả kinh tế hơn so với trồng lúa, trồng ngô rất nhiều nên tôi đã vận động bà con ngày càng nhân rộng mô hình ra để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn”.

Năm 2023, nhận thấy hiệu quả mang lại từ nghề trồng dâu nuôi tằm, chị Hoàng Thúy Ngân là người cùng thôn cũng đã đăng ký trồng hơn 3 sào cây dâu kết hợp nuôi tằm. Nhờ sự cân cù, chịu thương, chịu khó cũng như biết vận dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, sau 2 năm đã cho thu nhập khoảng 35 triệu đồng. Theo kinh nghiệm thời vụ, mỗi năm chỉ nuôi được 8 tháng, mỗi tháng 2 lứa tằm cũng mang lại thu nhập hơn hẳn so với trồng lúa, ngô. Và hiện tại chị Ngân và 1 số hộ trong và ngoài xã Quốc Việt đang có hướng mở rộng quy mô trồng cây dâu phục vụ nghề nuôi tằm để tang thu nhập cải thiện cuộc sống.

Chị Hoàng Thúy Ngân thôn Nà Lình, xã Quốc Việt, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn chia sẻ: “Trước đây tôi có xây chuồng trại để chăn nuôi lợn, tuy nhiên về sau bị dịch tả lợn Châu Phi tôi đã không tái đàn và nuôi nữa. Năm 2023 được chị Ly giới thiệu đi xuống Yên Bái để tham quan mô hình trồng dâu nuôi tằm. Tôi thấy rằng mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao, vòng đời ngắn nên tôi đã thực hiện.  Đây là lứa tằm thứ hai mà gia đình tôi nuôi, khi xuất bán đã cho thu nhập cao hơn so với trồng lúa và nuôi lợn rất nhiều”

Chị Hoàng Thúy Ngân thôn Nà Lình, xã Quốc Việt, huyện Tràng Định đang nhặt Kén để xuất bán

Đối với nghề trồng dâu nuôi tằm, không mất nhiều thời gian, chi phí đầu tư. Tuy nhiên vẫn cần bỏ 1 phần công sức để chăm sóc tằm trong giai đoạn sinh trưởng và xây kén. Việc chăn nuôi tằm không cần phải dầm mưa, dãi nắng như trồng lúa, ngô… Điều đặc biệt, cả người già lẫn trẻ vẫn có thể hỗ trợ việc chăm sóc hàng ngày. Mặc dù năm nay tuổi đã ngoài 70 nhưng bà Hồng vẫn nhanh tay thoăn thoắt phụ giúp con cháu chăn nuôi tằm như hái lá cho tằm ăn hoặc hỗ trợ thu hoạch kén...

Bà Ma Thúy Hồng, thôn Nà Dài, xã Quốc Việt, huyện Tràng Định: “Năm nay tôi đã 73 tuổi vừa phụ con cháu trồng dâu, đi hái lá dâu về hàng ngày thái dâu cho tằm ăn. Con cháu trong gia đình cũng mạnh dạn nhận giống tằm về nuôi, vừa sức với lá dâu nhà mình trồng để con tằm được ăn no, ăn đủ mới lớn. Công việc chăn nuôi tằm thì nhẹ nhàng không vất vả tôi vẫn phụ giúp được con cháu nhiều việc”.

Bên cạnh sự cần cù chịu khó của người dân cộng với việc bao tiêu sản phẩm đầu ra trên thị trường ổn định sẽ tạo điều kiện để các hộ mở rộng quy mô sản xuất. Từ đó góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống và từng bước làm giàu chính đáng tại địa phương. Đây thực sự là mô hình đã và đang mở ra hướng đi mới tận dụng và khai thác tiềm năng thế mạnh về đất đai sẵn có để phát triển kinh tế và thoát nghèo bền vững./.

T/h: BÍCH LẠI - THU KỲ

Trung tâm VH, TT & Truyền thông huyện Tràng Định


Tác giả: Bích Lại - Thu Kỳ TTVHTT&TT huyện
Nguồn:trangdinh.langson.gov.vn Sao chép liên kết

Thông tin tuyên truyền

Thông tin tổng hợp

Liên kết website

Thống kê truy cập

Đang online: 1
Hôm nay: 29
Trong tháng: 6.554
Tất cả: 179.678